LỚP HỌC TẠI HIỆN TRƯỜNG NUÔI TÔM 02 GIAI ĐOẠN
Được sự tài trợ của Tổ chức bánh mỳ thế giới, Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững (SRD) phối hợp với Liên hiệp Hội phụ nữ tỉnh, Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau tổ chức 02 lớp học tại hiện trường nuôi tôm 02 giai đoạn tại ấp Cồn Mũi, ấp Mũi, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau (Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau tham với vai trò hướng dẫn chuyên môn cho các học viên), mỗi lớp học có 20 học viên; các học viên tham gia lớp học được hỗ trợ con giống, vôi, phân bón, chế phẩm sinh học, kinh phí đi lại cho mỗi buổi học.
![]() Hình 1: Cán bộ dự án giao vật tư cho học viên
Lớp học kết hợp cả lý thuyết và thực hành, học viên được đi tham quan thực tế bể ương tôm tại Phường Tân Xuyên, thành phố Cà Mau và xã Khánh An, huyện U Minh. Học các chuyên đề về thiết kế bể ương tôm; thực hành làm bể ương tôm; cách ương tôm trên bể ương; cải tạo vuông nuôi, chọn giống và thả giống; chăm sóc và quản lý môi trường nước; hướng dẫn sử dụng một số loại vật tư; cách phòng trị một số bệnh trên tôm.
Hình 2: Cán bộ Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau hướng dẫn học viên đo chỉ tiêu môi trường
![]() Hình 3: Học viên đang kiểm tra môi trường Trực tiếp hướng dẫn lớp học, do cán bộ của Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau phụ trách. Cách học chia lớp học ra làm 02 nhóm, mỗi nhóm 10 người, người hướng dẫn gợi ý nội dung thảo luận, mỗi nhóm có nội dung thảo luận riêng, khi thảo luận xong, ghi ý tưởng lên giấy A0, cử đại diện nhóm lên để trình bày. Các học viên theo dõi trình bày, trao đổi, thảo luận làm rõ nội dung và bổ sung thêm ý nếu như còn thiếu. Cuối cùng người hướng dẫn rút kết lại nội dung cần học, với cách học như vậy học viên được trao đổi, thảo luận, kết hợp với thực hành và nghe người hướng dẫn đúc kết bài học cho từng chuyên đề, sẽ nhớ nội dung của bài học, dễ ứng dụng vào thực tiễn. Hình 4: Học viên thảo luận và trình bày tại lớp Trong khuôn khổ của lớp học tại hiện trường, dự án còn hỗ trợ 01 bể ương nổi và đầy đủ trang thiết bị để vận hành bể ương, quy mô bể ương khoảng 100 m3 nước. Cung cấp tôm cho 20 học viên tổ chức thành 02 đợt ương, mỗi đợt ương 200 nghìn con tôm, thời gian ương 10 ngày, khi thu hoạch cung cấp đều cho 20 học viên. Thời gian ương đợt 1 từ ngày 24/10/2022 đến ngày 02/11/2022, thu được 133.100 con, tỷ lệ sống đạt 66,55%; ương đợt 2 từ ngày 05/11/2022 đến ngày 15/11/2022, thu được 167.000 con, tỷ lệ sống đạt 83,5%. Tổng 02 đợt ương được 300.100 con, đạt tỷ lệ sống 75%; cả 02 lần ương tôm tăng trưởng rất nhanh, kích cỡ đồng đều, khỏe mạnh. Đối với 20 học viên trên địa bàn ấp Mũi, sẽ tiếp tục ương và cung cấp vào 15 ngày tới. Bể ương là tài sản được hình thành do dự án tài trợ, là tài sản chung của 221 hộ dân được giao khoáng rừng trên địa phận Vườn quốc gia Mũi Cà Mau. Khi dự án kết thúc một số hộ dân sử dụng bể để ương phục vụ cho nhu cầu nuôi của gia đình. Hình 5: Đo diện tích để làm bể ương
Hình 6: Nhà tài trợ, cán bộ dự án, các tổ chức, cá nhân có liên quan tham quan bể ương tôm
Hình 8: Thu hoạch tôm trên bể ương
Ương tôm giai đoạn 1 trên bể bước đầu đạt hiệu quả, các học viên từng bước ứng dụng khoa học kỹ thuật (kiến thức đã học) vào sản xuất thực tiễn. Thời gian tới, dự án tiếp tục mở rộng thêm 02 lớp học tại hiện trường trên địa phận Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau (trong khu vực 221 hộ dân được giao khoán rừng) và mở thêm ngoài địa phận Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau ở những khu vực nằm trong vùng thực hiện dự án. |
Ảnh và Bài viết: Tiêu Minh Luân |