image banner
Chào mừng bạn đến với website Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau

Huyện Thới Bình

Dân số : 135,681 người

Diện tích : 636.4 km2

Huyện U Minh

Dân số : 101,815 người

Diện tích : 771.8 km2

Thành phố Cà Mau

Dân số : 222,991 người

Diện tích : 249.2 km2

Huyện Trần Văn Thới

Dân số : 189,126 người

Diện tích : 697.5 km2

Huyện Đầm Dơi

Dân số : 183,332 người

Diện tích : 810.0 km2

Huyện Cái Nước

Dân số : 138,444 người

Diện tích : 417,1 km2

Huyện Phú Tân

Dân số : 103,894 người

Diện tích : 448.2 km2

Huyện Năm Căn

Dân số : 65,719 người

Diện tích : 482,8 km2

Huyện Ngọc Hiển

Dân số : 77,819 người

Diện tích : 708.6 km2

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN RỪNG BỀN VỮNG, NHÂN RỘNG “VÀNH ĐAI XANH” TẠI VƯỜN QUỐC GIA MŨI CÀ MAU
Màu chữ

      Hệ sinh thái rừng ngập mặn Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau là hệ sinh thái chuyển tiếp giữa hệ sinh thái biển và hệ sinh thái đất liền. Với vị trí địa lý 3 mặt giáp biển, nơi giao thoa giữa biển đông và biển tây, chịu ảnh hưởng cả hai chế độ thủy triều. Đặc điểm vùng ven biển thấp, nóng ẩm, mưa nhiều, hệ thống kênh rạch nội đồng chằng chịt và chế độ thủy triều – dòng chảy pha trộn phức tạp tạo cho Mũi Cà Mau có một hệ sinh thái ngập mặn độc đáo, quy tụ nhiều sinh vật đặc thù và mang tính đa dạng sinh học cao.

      Với sự đa dạng về tài nguyên thiên nhiên hiện có, để bảo vệ hệ sinh thái, đa dạng sinh học trên lâm phần, thời gian qua Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau đã chú trọng đến công tác quản lý, bảo vệ và phát triển tài nguyên thiên nhiên và triển khai đồng loạt các giải pháp quản lý, phát triển đáp ứng tính bền vững của hệ sinh thái, bảo tồn gắn với khai thác sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên.

      Nhân rộng “vành đai xanh”

     Với chiều dài đường bờ biển của tỉnh Cà Mau là 254 km trong đó Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau chiếm 67 km bao gồm cả bờ biển Đông và bờ biển Tây, đây là một vành đai xanh ở nơi địa đầu của cực Nam Tổ quốc. Ngoài việc quản lý, bảo vệ diện tích rừng hiện có Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau còn quan tâm đến việc mở rộng “vành đai xanh” trong ứng phó với biến đổi khí hậu. Vườn đã tăng cường huy động nguồn lực để thực hiện công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng ven biển. Từ năm 2018 đến nay, Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau đã thực hiện khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên với diện tích 300 ha (năm 2018, 2019 và 2020 khoanh nuôi mới, các năm còn lại chuyển tiếp) theo Chương trình Phát triển lâm nghiệp bền vững hàng năm.

      Phối hợp với Trung tâm Bảo tồn thiên nhiên GAIA và Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên tại Việt Nam thực hiện các Dự án từ năm 2020 đến nay. Trong đó, có thực hiện phát triển rừng bằng giải pháp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên với diện tích 310 ha: (1) Trung tâm Bảo tồn thiên nhiên GAIA với diện tích 160 ha; (2) Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên tại Việt Nam với diện tích 150 ha.

 

Ảnh: Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên trên bãi bồi VQG Mũi Cà Mau

       Ngoài giải pháp phát triển rừng thông qua khoanh nuôi xúc tiến tái sinh, Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau còn phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau thực hiện Dự án “Trồng rừng phòng hộ ven sông, gây bồi tạo bãi trồng rừng cửa sông, ven biển”, với diện tích nằm trên lâm phần Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau là 286,7 ha (tổng diện tích dự án là 316,5 ha).

      Ngoài công tác phát triển rừng bằng giải pháp trồng rừng thí điểm và khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên, bảo vệ rừng,.. Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau đã chủ động phối hợp với các đơn vị có liên quan và chính quyền địa phương nỗ lực giáo dục tuyên truyền, nâng cao ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học cho người dân. Đồng thời, Vườn phối hợp với các tổ chức trong và ngoài nước xây dựng nhiều mô hình sản xuất kết hợp, khuyến khích người dân sống trong và ven lâm phần phát triển du lịch sinh thái tạo việc làm, cải thiện thu nhập, nâng cao sinh kế cho người dân để từng bước ổn định nhằm giảm sức ép vào nguồn tài nguyên.

     Với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau xác định công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên ngoài các cơ quan, đơn vị chức năng có liên quan thì không thể thiếu sự tham gia của cộng đồng. Từ đó, Vườn đã thành lập 13 Tổ quản lý bảo vệ rừng với thành phần tham gia từ các Chi bộ, Ban nhân dân các ấp tham gia vào công tác quản lý bảo vệ rừng tài nguyên trên lâm phần của Vườn.

     Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau đã phối hợp với Trung tâm Phát triển Nông thôn bền vững (SRD) thực hiện Dự án “Bảo vệ khí hậu và rừng ngập mặn kết hợp với cải thiện thu nhập cho các cộng đồng dễ bị tổn thương” do Tổ chức Bánh mỳ cho Thế giới (Bftw) tài trợ, qua đó đã thành lập 07 Tổ tự quản lâm nghiệp được trang bị thiết bị GPS và quần áo bảo hộ đi rừng với mục tiêu nâng cao năng lực, hỗ trợ, giúp đỡ nhau, trong tuần tra bảo vệ rừng ngập mặn, kết hợp cộng đồng với chủ rừng, xây dựng tinh thần đoàn kết, tương hỗ lẫn nhau trong bảo vệ và phát triển rừng tại khu vực, góp phần giảm thiểu biến đổi khí hậu. Đến nay, mặc dù Dự án đã kết thúc nhưng Tổ vẫn duy trì và hoạt động hiệu quả.

Ảnh: Công bố quyết định thành lập Tổ tự quản lâm nghiệp và bàn giao quần áo bảo hộ

      Nâng cao sinh kế cộng đồng dân cư tại địa phương được quan tâm đúng mức, đây cũng là một trong những giải pháp giảm áp lực lên tài nguyên thiên nhiên. Thời gian qua, Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau đã phối hợp với nhiều Tổ chức trong nước và quốc tế: (1) Chương trình GIZ, UN-REDD, ICMP thực hiện thí điểm mô hình Đồng quản lý tại Phân khu Phục hồi sinh thái; (2) Tổ chức WWF – Việt Nam thực hiện Dự án Phục hồi rừng ngập mặn, tăng cường khả năng tích tụ carbon ở Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau; (3) Trung tâm GAIA thực hiện các Dự án khoanh nuôi và nâng cao nhận thức người dân; (4) Trung tâm SRD thực hiện Dự án bảo vệ khí hậu và rừng ngập mặn, kết hợp với cải thiện thu nhập cho các cộng đồng dễ bị tổn thương. Với mục tiêu chung hỗ trợ người dân trong phát triển sinh kế; tuyên truyền, thực hiện chương trình giáo dục môi trường, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường, bảo vệ rừng, giảm thiểu rác thải đại dương; xây dựng các mô hình nuôi thủy sản kết hợp dưới tán rừng. 

      Qua đó, Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau đã phối hợp với Trung tâm Gaia, WWF Việt Nam, Trung tâm phát triển nông thôn bền vững (SRD) tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ, viên chức và cộng đồng dân cư về quản lý, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu với 38 lớp tập huấn, có 1.355 lượt người tham dự về công tác bảo vệ, phát triển tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, giảm thiểu rác thải ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu.

       Để nâng cao công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học, Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau đã thực hiện dự án “Lắp đặt camera chuyên dụng để quản lý, bảo vệ rừng, biển và khu vực bãi bồi Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau”.

      Trong các năm qua, rừng ngập mặn đã đựơc quản lý chặt chẽ hơn và luôn chú trọng công tác sinh kế bền vững cho người dân. Qua đó, tình hình rừng luôn giữ được ổn định, phát triển và dần đi vào nề nếp, ý thức, sinh kế của người dân sống trong và trên lâm phần từng bước được cải thiện, các hộ dân ven lâm phần đã tổ chức và cung cấp các dịch vụ du lịch trãi nghiệm cho khách du lịch đã mang lại việc làm, thu nhập ổn định, bền vững cho người dân từ phát triển dịch vụ du lịch. Từ đó, người dân cũng ý thức ngày càng cao trong bảo vệ cảnh quan môi trường rừng, ý thức được bảo vệ rừng cũng là bảo vệ hoạt động kinh doanh du lịch của mình được hiệu quả và mang tính bền vững góp phần giảm thiểu tác động đến tài nguyên rừng và biển.
Để thực hiện có hiệu quả các giải pháp phát triển rừng bền vững, Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau đã chủ động phối hợp với các sở, ngành chức năng có liên quan rà soát, đánh giá hiện trạng tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp, kết quả quản lý, bảo vệ phát triển rừng, bảo tồn đa dạng sinh học của Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau thời gian qua. Trên cơ sở đó, Vườn đã xây dựng và triển khai thực hiện Phương án Quản lý rừng bền vững đối với rừng đặc dụng tại Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau giai đoạn 2021 – 2030. Với mục tiêu là quản lý, bảo vệ 10.605,12 ha đất rừng và đất ngập nước hiện có của Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau, bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học, các nguồn gen động, thực vật nguy cấp, quý hiếm, sinh thái cảnh quan, các giá trị văn hóa, lịch sử và các giá trị dịch vụ môi trường rừng.

Ảnh: Hệ sinh thái rừng ngập mặn VQG Mũi Cà Mau

      Thực hiện các giải pháp phát triển rừng bền vững, Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau mong muốn các cấp, ngành, địa phương quan tâm, phối hợp hơn nữa trong công tác bảo tồn, bảo vệ và phát triển rừng bền vững, đồng thời có các phương án chia sẻ nhiệm vụ và lợi ích giữa các bên liên quan (xây dựng chiến lược phát triển du lịch sinh thái, dịch vụ và giáo dục môi trường gắn với bảo tồn, phát triển rừng bền vững); xây dựng, nâng cấp các cơ sở hạ tầng và trung tâm để phục vụ công tác bảo tồn và phát triển du lịch./.

Bài viết: Tô Thanh Huỳnh
image advertisement

Huyện Thới Bình

Dân số : 135,681 người

Diện tích : 636.4 km2

Huyện U Minh

Dân số : 101,815 người

Diện tích : 771.8 km2

Thành phố Cà Mau

Dân số : 222,991 người

Diện tích : 249.2 km2

Huyện Trần Văn Thới

Dân số : 189,126 người

Diện tích : 697.5 km2

Huyện Đầm Dơi

Dân số : 183,332 người

Diện tích : 810.0 km2

Huyện Cái Nước

Dân số : 138,444 người

Diện tích : 417,1 km2

Huyện Phú Tân

Dân số : 103,894 người

Diện tích : 448.2 km2

Huyện Năm Căn

Dân số : 65,719 người

Diện tích : 482,8 km2

Huyện Ngọc Hiển

Dân số : 77,819 người

Diện tích : 708.6 km2

image advertisement

image advertisement

image advertisement

image advertisement

image advertisement

Huyện Thới Bình

Dân số : 135,681 người

Diện tích : 636.4 km2

Huyện U Minh

Dân số : 101,815 người

Diện tích : 771.8 km2

Thành phố Cà Mau

Dân số : 222,991 người

Diện tích : 249.2 km2

Huyện Trần Văn Thới

Dân số : 189,126 người

Diện tích : 697.5 km2

Huyện Đầm Dơi

Dân số : 183,332 người

Diện tích : 810.0 km2

Huyện Cái Nước

Dân số : 138,444 người

Diện tích : 417,1 km2

Huyện Phú Tân

Dân số : 103,894 người

Diện tích : 448.2 km2

Huyện Năm Căn

Dân số : 65,719 người

Diện tích : 482,8 km2

Huyện Ngọc Hiển

Dân số : 77,819 người

Diện tích : 708.6 km2

Lượt truy cập
  • Số lượt truy cập : 1
Cơ quan chủ quản: VƯỜN QUỐC GIA MŨI CÀ MAU

Chịu trách nhiệm:  Ông Lê Văn Dũng, Giám đốc Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau, Trưởng ban Biên tập 

Địa chỉ: Ấp Rạch Tàu Đông, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau 

Điện thoại:  0290.3870.545 - 0856.883.646 (Quản trị kỹ thuật)

Email:  vuonqgmcm@gmail.com, vqgmuicamau@camau.gov.vn  

ipv6 ready
Chung nhan Tin Nhiem Mang